You are currently viewing CÔNG DỤNG CỦA SÂM CAU ĐỎ

CÔNG DỤNG CỦA SÂM CAU ĐỎ

Sâm cau đỏ là một loài cây có tên khoa học là Curculigo orchioides gaertn, họ Thủy tiên. Cây còn có tên gọi khác như: Tiên mao, ngải cau.  Đồng bào ít người ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta thường dùng rễ cây sâm cau đỏ làm thuốc bổ nên mới gọi là sâm, vì lá cây giống lá cau nên mới có tên gọi là sâm cau.

Đây là một loại cây có chiều cao khoảng 35 – 40cm. Lá dài tầm 15 cm, sâm cau có củ màu đỏ, hoa có màu vàng. Sâm cau mọc phổ biến ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta như: Lào Cai, Điện Biên, Hòa Bình, Quảng Nam… Đa phần, sâm cau thường gặp ở những đồi cỏ ven rừng núi.

Sâm cau đỏ ngâm rượu có tác dụng gì?

Tác dụng của sâm cau đỏ ngâm rượu được chia theo hai hướng: Tác dụng theo y học cổ truyền và tác dụng theo y học hiện đại.

Sâm cau đỏ ngâm rượu theo y học cổ truyền có tác dụng:

  • Giúp cường tráng gân cốt.
  • Điều trị bệnh liệt dương do tinh khí lạnh, yếu sinh lý.
  • Tác dụng bổ thận tráng dương, kiện gân cốt, cố tinh.
  • Tác dụng bồ bổ sức khỏe.
  • Tác dụng tăng cường sinh lý cho cả nam và nữ
  • Chữa bệnh về lưng, tay chân lạnh.
  • Ngoài ra, chữa các bệnh trĩ, đi phân lỏng, ho, vàng da, đau bụng.

Sâm cau đỏ ngâm rượu theo y học hiện đại có tác dụng gì?

Sâm cau đỏ theo y học hiện đại có tác dụng đẩy mạnh khả năng thích nghi của cơ thể khi rơi vào trường hợp thiếu oxy. Hỗ trợ tăng cường chức năng miễn dịch, thay thế hormone sinh dục nam. Thí nghiệm được thực hiện trên chuột bị cắt bỏ hai tinh hoàn. Các nhà nghiên cứu đã tiêm một lượng cồn 10gr/kg chứa sâm cau đỏ vào con chuột. Sau một thời gian thí nghiệm, trọng lượng của túi tinh của con chuột tăng lên đáng kể. Sâm cau đỏ ngâm rượu có tác dụng phổ biến nhất từ cổ truyền đến hiện đại chính là tác dụng tăng cường chức năng sinh lý ở nam giới.

Đối tượng nên và không nên dùng sâm cau đỏ?

Những đối tượng có thể sử dụng sâm cau có độ tuổi từ 25-70 không phân biệt nam nữ. Sâm cau đỏ có tác dụng chữa bệnh với các đối tượng sau:

  • Bệnh nhân mắc chứng bệnh liệt dương, yếu sinh lý, xuất tinh sớm, vô sinh.
  • Bệnh nhân suy giảm chức năng tình dục.
  • Người già chân tay tê mỏi, đau nhức xương khớp.
  • Người bình thường sử dụng sâm cau đỏ để tăng cường khả năng tình dục.
  • Chữa bệnh lãnh cảm ở phụ nữ.
  • Điều hòa huyết áp cho phụ nữ tiền mãn kinh.

Với những tác dụng trên, nhiều người nghĩ ai cũng có thể dùng rượu sâm cau bồi bổ cơ thể. Nhưng bản thân loại thảo dược này có tính độc. Tuy trước khi ngâm rượu sâm cau đỏ đều đã qua công đoạn khử độc nhưng trong rượu vẫn luôn tồn tại một lượng rất ít. Vì vậy không nên sử dụng quá nhiều trong thời gian dài dẫn tới tình trạng ngộ độc nhẹ.

*** Lưu ý: Sâm cau đỏ có vị cay, tính nóng, độc tố nhẹ. Để tránh tác dụng phụ của sâm cau đỏ thì những đối tượng sau không nên dùng:

  • Phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Những người có thể trạng âm hư hỏa vượng.
  • Người hư yếu, thể trạng kém.

Leave a Reply