CÂY NHÂN TRẦN
₫120,000.00
Nhân trần là dược liệu được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng thanh nhiệt, làm mát gan, giải khát rất hiệu quả
còn 30 hàng
Mô tả
1. Giới thiệu về Nhân trần
- Tên khác: Chè nội, Hoắc hương núi, Tuyến hương lam, Chè cát…
- Tên khoa học: Herba Adenosmatis cacrulei.
- Họ: Hoa Mõm chó (Scrophulanaceae).
Một số loại Nhân trần thường thấy như sau:
- Hoắc hương núi, có tên khoa học là Adesnosma caeruleum R. Br. Loại thảo dược này thuộc họ Mõm chó. Loài này có đặc tính kháng viêm tốt, đồng thời có tác dụng tăng tiết mật.
- Bồ bồ: Tên khoa học là Adesnosma capitatum Benth. Dược liệu này cũng thuộc họ Mõm chó. Một số vùng thường gọi là cây Nhân trần đực hoặc cây Bồ bồ. Về tác dụng, Bồ bồ có công dụng giống Hoắc hương núi nhưng xét về tính tăng tiết mật thì kém hơn.
- Nhân trần cao (Nhân trần Trung Quốc): Loại này thuộc họ Cúc (Asteraceae) với tên khoa học là Artemisia capillaris Thunb. Thảo dược có tác dụng kháng khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn ngoài da và hạ sốt.
2. Mô tả toàn cây
Nhân trần là cây thảo, mọc đứng, cao 40 – 70 cm, có khi đến 1 m. Thân tròn cứng, phủ đầy lông. Toàn thân và lá có mùi thơm.
Lá mọc đối, hình trái xoan, dài 4 – 6 cm, rộng 2 – 3 cm, đầu tù hoặc hơi nhọn, gốc tròn, mép khía răng đều, hai mặt lá đều có lông. Lá khi vò có mùi thơm. Cuống lá dài 0,5 – 1,2 cm.
Cụm hoa mọc ở đầu cành và kẽ lá thành chùm dạng bông, dài đến 30 cm. Hoa có màu lam tím, đài hình chuông xẻ 5 răng, có lông, thùy ngoài hình mác rộng và dài, thùy trong rất hẹp. Tràng chia 2 môi, môi trên hình tam giác, bằng hoặc hơi lõm ở đầu, môi dưới hơi dài hơn, chia 3 thùy dài bằng nhau; nhị 4.

Quả nang, dài bằng đài hoa, hình trứng, có mỏ ngắn, chứa nhiều hạt nhỏ màu vàng.
3. Công dụng
3.1. Y học hiện đại
- Tác dụng tăng tiết mật: Nước sắc thuốc có tác dụng làm giảm trương lực cơ vòng Oddi của chó gây mê. Chất 6,7-dimethoxycoumarin có tác dụng lợi mật chủ yếu.
- Tăng cường chức năng thải trừ của gan.
- Kháng khuẩn: Giúp tiêu diệt các khuẩn gây viêm phổi, viêm não như tụ cầu vàng, mủ xanh, E.coli…
- Diệt giun: Thực hiện thí nghiệm trên giun đũa lợn thấy có kết quả tốt.
- Thành phần dầu bay hơi có tác dụng ức chế mạnh loại nấm gây bệnh ngoài da.
- Giảm mỡ máu, làm giãn mạch vành và hạ áp.
3.2. Y học cổ truyền
Vị đắng, tính bình, hơi hàn.
Quy kinh Can, Vị, Đởm và Tỳ.
Tác dụng: Thanh nhiệt, lợi tiểu tiện, giảm vàng da, mát gan…
Chủ trị: Trong y học cổ truyền, Nhân trần dùng chữa vàng da, sốt nóng, tiểu tiện không thông và giúp phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh.
Còn nhiều vị thuốc cổ truyền có tác dụng thanh nhiệt cho cơ thể, trong đó có Lô căn. Bạn có thể tìm hiểu thêm: Lô căn: Thảo dược thanh nhiệt, giải khát dân dã.
3.3. Cách dùng và liều dùng
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng dược liệu Nhân trần theo nhiều cách khác nhau. Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc pha trà uống. Liều dùng mỗi ngày là 8 – 20g.

Thông tin bổ sung
Trọng lượng | 1 kg |
---|
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.